Sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm có bị bắt không ?

Sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm có bị bắt không ?

Nội dung vụ án:

Ngày 09/01/2018, Đội quản lý thị trường thuộc Chi cục quản lý thị trưởng tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ sở kinh doanh của Lâm Phát Tiến tại tổ 04, thôn 8, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện cơ sở của Lâm Phát Tiến dùng phụ gia thực phẩm, nhãn hiệu Monosodium Glutamate, xuất xứ từ Trung Quốc để sản xuất bột ngọt giả mạo nhãn, bao bì Ajinomoto, chuẩn bị vận chuyển đi tiêu thụ, thu giữ tang vật gồm: 18 bao phụ gia thực phẩm nhãn hiệu Monosodium Glutamate (25kg/bao), 360 gói bột ngọt đã được đóng gói bao bì hiệu Ajinomoto loại 01 kg/gói,1.280 gói bột ngọt đã được đóng gói bao bì hiệu Ajinomoto loại 454g/gói, 1.182 gói bột ngọt đã được đóng gói bao bì hiệu Ajinomoto loại 100g/gói cùng nhiều dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất bột ngột giả.

Quá trình điều tra, Lâm Phát Tiến khai nhận: Trong thời gian từ ngày 28/9/2017 đến ngày 04/01/2018, Tiến vào thành phố Hồ Chí Minh mua 4.250 kg phụ gia thực phẩm Monosodium Glutamate, xuất xứ tử Trung Quốc của Công ty TNHH Thông Minh Trí (có địa chỉ tại 94A-94B đường Phạm Đình Hổ, phường 2, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh) và bao bì nhựa nhãn hiệu Ajinomoto các loại 100 gam, 454 gam, 01kg tại Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh rồi đem về nhà của Tiến để tự sản xuất bột ngọt giả, nhãn hiệu Ajinomoto, rồi mang đi tiêu thụ. Sau khi đóng gói, Tiến thuê xe của anh Phan Thanh Sang chở số bột ngọt giả trên bán cho Đặng Minh Phước và một người phụ nữ tên Hà (không xác định được nhân thân lại lịch). Đến ngày 09/01/2018, khi đang chuẩn bị vận chuyển bột ngọt giả đi tiêu thụ thì bị bắt quả tang.

Ngày 14/4/2018, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh ban hành Thông báo kết quả giám định số 0045/N3.18/TĐ, kết luận:

– Mẫu giám định Bột ngọt Ajinomoto loại 01kg có kết quả các chỉ tiêu thử nghiệm nêu tại mục 8.3, phù hợp với mức quy định nêu tại mục 7.1.

– Hai mẫu giám định Bột ngọt Ajinomoto loại 454g và loại 100g có kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu nêu tại mục 8.3 (stt 5, stt8- phần in đậm) không phù hợp với mức quy định nêu tại mục 7.1, các chỉ tiêu còn lại phù hợp.

– Cả 03 mẫu giám định có kết quả kiểm tra về ngoại quan, bao bì, ghi nhãn nêu tại mục 8.2 (phần in đậm) khác với kết quả kiểm tra tương ứng của các mẫu so sánh nêu tại mục 7.2.

– Hiện tại, chưa có cơ sở để xác định các mẫu giám định này có phải do công ty Ajinomoto Việt Nam sản xuất hay không.

Ngày 03/5/2018, Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Khánh Hòa có Kết luận giám định số 199/SĐTP/2018 kết luận:

1. Các mẫu cần giám định có ký hiệu từ A1 đến A18 và A22 đến A24 so với các mẫu so sánh cùng loại tương ứng có ký hiệu từ M1 đến M30 và từ M34 đến M36 không phải do cùng bản in in ra.

2. Các mẫu cần giám định có ký hiệu từ A19 đến A21 và A25 đến A27 so với các mẫu so sánh cùng loại tương ứng có ký hiệu từ 31 đến M33 và từ M37 đến M39 là do cùng bản in in ra.

Ngày 31/5/2018, Hội đồng định giả tài sản trong tố tụng hình sự, UBND tỉnh Khánh Hòa có Kết luận về việc định giả tài sản số 2124/KL-HĐĐGTS xác định: 360 gói Bột ngọt nhãn hiệu Ajinomoto loại 01/kg (hàng thật) là 21.600.000 đồng, 1.280 gói Bột ngọt nhãn hiệu Ajinomoto loại 454g/gói (hàng thật) là 36.480.000 đồng, 1.128 gói Bột ngọt nhãn hiệu Ajinomoto loại 100g/gói (hàng thật) là 7.896.000 đồng. Tổng tài sản giám định là: 65.976.000 đồng.

Bản án hình sự sơ thẩm số 312/2019/HSST ngày 27/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa áp dụng: Khoản 1 Điều 193, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS 2015, tuyên phạt bị cáo Lâm Phát Tiến 02 năm tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm”. Ngoài ra, bản án còn tuyên xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo.

Trong hạn luật định, bị cáo Tiến kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 04/3/2020, bị cáo Tiến tự nguyện rút đơn kháng cáo nên Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 17/2020/HSPT-QĐ.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa có báo cáo đề nghị xem xét lại bản án hình sự sơ thẩm nêu trên.

Ngày 11/6/2020, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 56/QĐ-VC2, đề nghị Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm, huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để điều tra lại.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 31/2020/HS-GĐT ngày 04/9/2020, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng.

Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Bị cáo Tiến khai nhận mua 4.250 kg phụ gia thực phẩm Monosodium Glutamate, xuất xứ từ Trung Quốc của Công ty TNHH Thông Minh Trí và các loại bao bì nhựa nhãn hiệu Ajinomoto để tự sản xuất bột ngọt nhãn hiệu Ajinomoto giả, rồi mang đi tiêu thụ, kiếm lời. Theo kết luận định giá tài sản số 2124/KL- HDĐGTS của Hội đồng định giá tải sản trong tố tụng hình sự, UBND tỉnh Khánh Hòa thì 01 kg bột ngột Ajinomoto có giá 60.000 đồng. Nếu bị cáo Tiến sử dụng toàn bộ phụ gia thực phẩm đã mua để sản xuất bột ngọt nhãn hiệu Ajinomoto giả thì giá trị là 255.000.000 đồng. Bị cáo Tiến thừa nhận mua số phụ gia trên để làm bột ngột Ajinomoto giả nhưng các các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm chỉ buộc bị cáo chịu trách nhiệm về số lượng 1.059 kg, với giá trị hàng thật là 65.976.000 đồng, từ đó xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự là không phù hợp với tỉnh tiết khách quan của vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội của bị cáo.

Quá trình điều tra, bị cáo Tiến khai đã bán cho “anh Hiệp” sử dụng số điện thoại 0913.620.535 khoảng 110 thùng bột ngột giả. Cơ quan điều tra xác minh người sử dụng số điện thoại trên là anh Đặng Minh Phước. Anh Phước khai nhận đã mua của bị cáo 160 thùng bột ngọt giả nhưng không nhớ từng loại cụ thể vì đã bán hết. Bị cáo Tiến không kinh doanh, mua bán bột hiệu Ajinomoto nên có cơ sở xác định số bột ngột mà bị cáo Tiến bán cho anh Phước là giả. Ngoài ra, bị cáo Tiến khai nhận có bán bột ngột Ajinomoto giả cho người phụ nữ tên Hà nhưng chị Hà không thừa nhận mua của bị cáo Tiến mà chỉ thừa nhận có người đến gửi 40 thùng hàng, sau đó lấy đi. Cơ quan điều tra không làm rõ mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo Tiến và anh Phước, chị Hà để xác số lượng, giá cả bột ngột giả đã mua bản, dẫn đến không xác định được số tiền mà bị cáo đã thu lợi bất chính, từ đó truy thu sung công quỹ nhà nước.

Viện KSND tỉnh Khánh Hòa đã làm tốt công tổ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án, phát hiện vi phạm pháp luật của cấp sơ thẩm và báo cáo kịp thời cho Viện kiểm sát cấp trên xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bào chữa cho bị can bị cáo trong vụ án hình sự