Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bảo vệ và lợi ích hợp pháp của bạn liên quan đến quyền nuôi con sau ly hôn
Những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình đều là những quy định gắn với đạo đức xã hội, phong tục tập quán. Sự gắn kết này thể hiện sâu sắc trong pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hơn nữa, theo Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không vi phạm điều cấm của Luật, không trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.
- Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Một trong những nguyên tắc cơ bản mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đặt ra chính là: Nhà nước, xã hội và gia đình bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, bảo hộ quyền của mình, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. Nguyên tắc này được thể hiện tại khoản 2 Điều 36 Hiến pháp năm 2013, khoản 4 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Thực hiện nguyên tắc này, nhiều quy định của Luật hôn nhân và gia đình bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, ví dụ:
- Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
- Khoản 5 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Khoản 4 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.