Luật sư Tân Bình, Luật sư tranh tụng, lĩnh vực hình sự, hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo.
Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vẫn cấu thành tội cố ý gây thương tích này:
– Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Hung khí nguy hiểm có thể là các dụng cụ như: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn v.v…; vật mà người phạm tội chế tạo ra như thanh sắt mài nhọn, côn gỗ v.v… hoặc là vật có sẵn trong tự nhiên như: gạch, đá, đoạn gậy cứng, thanh sắt v.v… Dùng thủ đoạn có thể gây nguy hại cho nhiều người như: đốt nhà lúc đêm khuya khi mọi người đang ngủ làm nhiều người bị bỏng v.v…
– Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: cố tật là những tật để lại trên cơ thể con người sau khi đã chữa khỏi vết thương. Đó là tình trạng cơ thể bị thay đổi do bị tội phạm xâm hại và sự thay đổi này theo suốt cả cuộc đời họ, như: sau khi bị thương, chân đi cà nhắc. Cố tật nhẹ là những tật để lại không bị ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể sự hoạt động bình thường của nạn nhân so với trước khi người phạm tội gây thương tích. Ví dụ: sau khi bị đánh gẫy tay, đã được bó bột nhưng tay vẫn không được thẳng như bình thường và có một ngón tay không co duỗi được v.v…
– Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người phạm tội nhiều lần đối với cùng một người là từ hai lần trở lên mà những lần phạm tội trước đó chưa bị xử lý; phạm tội đối với nhiều người là từ hai người trở lên trong cùng một lần phạm tội;
– Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: trẻ em là người chưa đủ 16 tuổi căn cứ vào giấy khai sinh. Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn v.v… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ có thể hiểu người tuy tuổi không nhiều nhưng vóc dáng bé nhỏ, tính cách nhút nhát, sợ sệt, người bị tật nguyền; phụ nữ đi ở khu vực vắng trong đêm tối một mình v.v…
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: ông, bà gồm ông bà nội (người sinh ra người bố); ông, bà ngoại (người sinh ra người mẹ); cha, mẹ là người đã sinh ra người phạm tội. Cha, mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận. Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình. Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp v.v…
– Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên, khi thực hiện tội phạm giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
– Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục: để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
– Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê: thuê gây thương tích cho nạn nhân là thủ phạm không trực tiếp hành động mà giấu mặt, dùng tiền hoặc lợi ích vật chất, tinh thần để yêu cầu người khác thực hiện hành vi phạm tội. Gây thương tích thuê là hành vi của một người nào đó trong ý thức ban đầu không muốn gây thương tích hoặc tổn thương cho nạn nhân nhưng vì được người khác thuê, nếu thực hiện theo yêu cầu của người thuê thì sẽ nhận được những lợi ích nhất định nên họ đã thực hiện hành vi phạm tội.
– Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm: phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác; gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhen; đâm, đánh người dã man v.v…. Tái phạm nguy hiểm là phạm tội trong trường hợp người phạm tội trước đây đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hoặc trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này.
– Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: gây thương tích cho người thi hành công vụ là trường hợp mà nạn nhân là người đang thi hành nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì lợi ích chung của Nhà nước, xã hội như: thầy giáo đang giảng bài, cán bộ đang coi thi, cán bộ thuế đang thu thuế, cán bộ kiểm lâm đang bảo vệ rừng v.v… Gây thương tích vì lý do công vụ của nạn nhân thể hiện nhiệm vụ mà nạn nhân được giao có ảnh hưởng trực tiếp đến người phạm tội nên thủ phạm đã chủ động gây thương tích cho nạn nhân. Hành vi phạm tội có thể xảy ra trước hoặc sau khi nạn nhân thực thi công vụ.
Người phạm tội với động cơ nhằm ngăn cản nạn nhân thi hành công vụ hoặc có thể là để trả thù nạn nhân vì nạn nhân đã thi hành công vụ đó.
- Công chức phường đưa người không thuộc diện được hỗ trợ vào danh sách được nhận tiền hỗ trợ COVID bị xử lý về tội gì?
- Tôi là tài xế taxi. Do mâu thuẫn từ trước nên bị đồng nghiệp đánh gây thương tích. Khi bị đánh tôi bị rơi mất điện thoại di động. Tôi đã đến công an trình báo sự việc trên. Xin hỏi luật sư tôi có quyền yêu cầu được bồi thường điện thoại không?
- Dịch vụ bảo hiểm xã hội
- Tranh chấp đất thị xã Buôn Hồ, Đắk Lak
- Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự