Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Ngày 18/11/2003, UBND huyện Hòa Thành quyết định thành lập Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng công trình huyện Hòa Thành (Ban QLDA Hòa Thành), có con dấu và tài khoản riêng. Cao Sơn Nhân được bổ nhiệm làm Trưởng ban, Dương Thị Thu Hòa làm Kế toán trưởng, Nguyễn Thiên Dân làm Phó trưởng ban và Đỗ Tú Toàn làm cán bộ kỹ thuật kiêm thủ quỹ. Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Cao Sơn Nhân, Dương Thị Thu Hòa, Nguyễn Thiên Dân và Đỗ Tú Toàn làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế chỉ tạm ứng không đúng đối tượng thụ hưởng 8 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước tổng số tiền là 10.943.838.614 đồng và Cố ý làm trái chỉ sai số tiền 3.123.581.697 đồng tạm giữ, bảo hành công trình do Ban QLDA huyện Hòa Thành quản lý.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 22/2019/HSST ngày 28/5/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh áp dụng khoản 3, Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt Cao Sơn Nhân 06 năm tù, Dương Thị Thu Hòa 04 năm tù, Nguyễn Thiên Dân 03 năm tù, Đỗ Tú Toàn 02 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo kháng cáo kêu oan trong hạn luật định.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 532/2020/HSPT ngày 15/9/2020, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận một phần đơn kháng cáo của các bị cáo. Sửa toàn bộ Bản án sơ thẩm, áp dụng Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999, miễn trách nhiệm hình sự đối với Cao Sơn Nhân, Dương Thị Thu Hòa, Nguyễn Thiên Dân, Đỗ Tú Toàn.
Ngày 09/9/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự của các bị cáo Cao Sơn Nhân, Dương Thị Thu Hòa, Nguyễn Thiên Dân và Đỗ Tú Toàn. Ngày 04/10/2022, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 532/2020/HSPT ngày 15/9/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, giữ nguyên hình phạt của Bản án sơ thẩm số 22/2019/HSST ngày 28/5/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đối với các bị cáo Cao Sơn Nhân, Dương Thị Thu Hòa, Nguyễn Thiên Dân và Đỗ Tú Toàn.
Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
(1) Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Cao Sơn Nhân là Trưởng Ban Quản lý dự án huyện Hòa Thành, Dương Thị Thu Hòa là Kế toán Trưởng, Nguyễn Thiên Dân là Phó Ban quản lý dự án và Đỗ Tú Toàn là Thủ quỹ kiêm kỹ thuật viên xây dựng, làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế chi tạm ứng không đúng đối tượng thụ hưởng 8 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước tổng số tiền là 10.943.838.614 đồng, cụ thể:
– Cố ý chi tạm ứng sai số tiền 500 triệu đồng cho Công ty Minh Dũng:
Ngày 22/01/2009, Công ty Minh Dũng được Cao Sơn Nhân chi tạm ứng số tiền 500 triệu đồng (nguồn tiền ngân sách của UBND huyện) để thi công công trình đường 797 là không đúng đối tượng, đúng nội dung thanh toán (Kết luận giám định tài chính số 01 ngày 01/10/2015). Ngày 30/5/2009 công trình đường 797 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đến ngày 27/11/2009, BQLDA đã thanh toán 4 lần tổng số tiền 4.369.658.000 đồng nhưng Nhân và đồng phạm không thu hồi tiền tạm ứng theo phụ lục hợp đồng số 62 ngày 25/10/2009 là vi phạm phụ lục. Trong năm 2012, 2013, UBND huyện Hòa Thành đã 06 lần yêu cầu Nhân và đồng phạm thu hồi số tiền tạm ứng này nhưng đến sau khi khởi tố vụ án hơn 03 tháng, Công ty Minh Dũng mới nộp trả số tiền trên vào ngày 10/11/2015.
Như vậy, các bị cáo cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về chỉ tạm ứng gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước số tiền 500 triệu đồng trong thời gian từ ngày 01/01/2010 đến ngày 03/8/2015 (Điểm 1, Phần I Thông tư số 108/2008/TT-BTC, ngày 18/11/2018 của Bộ Tài chính “Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các nhiệm vụ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được thực hiện chậm nhất đến ngày 31/12”). Ngoài việc gây thiệt hại số tiền này, các bị cáo còn gây thiệt hại cho Nhà nước bằng tiền lãi của số tiền 500 triệu đồng là 247.410.956 đồng (Kết luận giám định số 01 ngày 08/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
– Cố ý chỉ tạm ứng sai số tiền 02 tỷ đồng cho Công ty Hiệp Phát:
Công ty Hiệp Phát chưa phải đối tượng nhận thầu, UBND huyện Hòa Thành không đề nghị tạm ứng tiền thi công 03 công trình, nhưng ngày 10/11/2010 Nhân và đồng phạm đã chi 02 tỷ đồng (nguồn tiền ngân sách của UBND huyện Hòa Thành) tạm ứng cho Công ty Hiệp phát (là công ty gia đình của Nguyễn Thiên Dân). Đến ngày 27/12/2010 Công ty Hiệp Phát mới được chỉ định và ký 03 hợp đồng xây dựng với Ban QLDA về việc thi công các hạng mục, mua sắm thiết bị 03 công trình phát sinh tại trụ sở UBND huyện Hòa Thành (nhận 02 tỷ đồng trước khi ký hợp đồng 01 tháng 17 ngày). Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bị cáo lại tiếp tục chỉ 50% tạm ứng giá trị hợp đồng cho Công ty Hiệp Phát số tiền 1.089.000.000 đồng, tổng cộng Nhân và đồng phạm đã chi tạm ứng cho Công ty Hiệp Phát là 3.089.000.000 đồng, trong khi giá trị thi công chỉ là 2.179.670.000 đồng.
Đến ngày 17/01/2011, Ban QLDA đã thanh toán khối lượng 03 công trình cho Công ty Hiệp Phát đều đạt 90% tổng giá trị công trình nhưng các bị cáo chỉ thu hồi được 1.089.000.000 đồng. Khi các công trình này được phê duyệt quyết toán xong toàn bộ giá trị 03 công trình vào ngày 19/9/2013 thì số tiền 02 tỷ đồng vẫn không được thu hồi. Sau 07 lần yêu cầu, ngày 07/8/2014, Công ty Hiệp Phát mới nộp hoàn trả 02 tỷ đồng. Như vậy các bị cáo đã cố ý chỉ sai cho Công ty Hiệp Phát dẫn đến không thu hồi được tiền tạm ứng trong thời gian 03 năm 09 tháng (từ ngày 01/01/2010 đến ngày 07/8/2014), gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước sách Nhà nước 02 tỷ đồng cùng số tiền lãi là 648.493.151 đồng
– Cố ý chỉ tạm ứng sai số tiền 5,5 tỷ đồng cho Công ty Phương Hậu:
Công trình trụ sở Huyện ủy-UBND huyện Hòa Thành và Trường THCS Trưng Vương do Ban QLDA huyện Hòa Thành ký thuê nhà thầu nhận thi công và ký hợp đồng xây dựng với Công ty Cổ phần phát triển đô thị Tây Ninh, theo Hợp đồng xây dựng số 76 ngày 27/12/2007 giá trị thi công công trình là 19.238.179.000 đồng, thời gian hoàn thành là ngày 31/12/2010 và Hợp đồng số 11 ngày 09/6/2009 giá trị thi công công trình là 9.212.209.000 đồng, thời gian hoàn thành vào ngày 31/12/2010. Hợp đồng còn quy định rất chi tiết, cụ thể về nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng này như nội dung vấn đề hoản ứng: theo nội dung tạm ứng tại Điều 8 Hợp đồng số 76 và Điều 9 Hợp đồng số 11 có nội dung “Bên A (Ban QLDA) sẽ tạm ứng cho Bên B (Công ty PTĐT Tây
Ninh)”, và quy định về việc thu hồi tạm ứng này rất cụ thể: “vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán, việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp dong”.
Trên cơ sở hai hợp đồng này, Công ty Tây Ninh đã ký 02 hợp đồng thi công với B’ là ông Lâm Tấn Dũng, ông Dũng cũng là Đội trưởng Đội thi công của Công ty Tây Ninh, giữa ông Dũng và Công ty Tây Ninh không có bất kỳ thỏa thuận nào ủy quyền cho ông Dũng được đề nghị tạm ứng tiền thi công hai công trình nêu trên.
Do Dũng nợ tiền mua vật liệu của Công ty Phương Hậu và Nhân muốn thu hồi tiền nợ cho Công ty Phương Hậu (công ty gia đình của Nhân) nên Nhân đã lập các tờ trình xin UBND huyện tạm ứng tiền thi công 02 công trình nêu trên. Cụ thể: Ngày 09/12/2010, UBND huyện đã chỉ 3 tỷ tiền tạm ứng cho Ban QLDA (trong đó, công trình trụ sở UBND huyện Hòa Thành là 1,5 tỷ đồng, công trình Trường Trưng Vương là 1,5 tỷ đồng); ngày 03/3/2011 UBND huyện chỉ 2,5 tỷ tiền tạm ứng cho Ban QLDA để chỉ thi công công trình trụ sở UBND huyện Hòa Thành (trong khi trụ sở đã hoàn thành nghiệm thu và sử dụng).
Sau khi có tiền trong tải khoản của Ban QLDA, Nhân và Hòa không thông bảo để Công ty Tây Ninh xin tạm ứng mà hướng dẫn Lâm Tấn Dũng lập lại 02 hợp đồng mua bán vật tư khống giữa Dũng và Công ty Phương Hậu để Dũng làm đề nghị tạm ứng để có tiền trả nợ cho Công ty Phương Hậu. Sơn và Hòa đã ký ủy nhiệm chi, tiền tạm ứng được chuyển trực tiếp vào tài khoản của Công ty Phương Hậu, trong khi Công ty Phương Hậu không có ký kết hợp đồng xây dựng với Ban QLDA, việc chi này là hoàn toàn sai đối tượng, sai mục đích sử dụng (Kết luận giám định số 01 ngày 01/10/2015 của).
Việc thanh toán khối lượng thi công công trình trụ sở UBND huyện: Từ ngày 31/12/2007 đến tháng 26/7/2010, Công ty Tây Ninh đã được Ban QLDA thanh toán 08 lần tổng số tiền 16.809.209.600 đồng đạt hơn 84% tổng giá trị khối lượng công trình trụ sở UBND huyện theo nguyên tắc và cam kết trong hợp đồng là phải thu hồi 08 tỷ tiền tạm ứng theo từng lần thanh toán giai đoạn ngay từ lần thanh toán đầu tiên. Đến ngày 26/7/2010, công trình trụ sở UBND huyện hết khối lượng thanh toán nhưng vẫn không được nghiệm thu thanh toán 4,2 tỷ cho Công ty Tây Ninh vì các bị cáo không hoàn ứng số tiền 04 tỷ đồng cho Ngân sách. Lẽ ra các bị cáo phải hoàn ứng số tiền này theo Điều 8 của Hợp đồng số 76 nhưng các bị cáo cố tình không thu hồi gây thiệt hại cho ngân sách số tiền 4 tỷ đồng.
Ngày 31/12/2011, công trình Trường THCS Trương Vương đã gần hoàn thành và không còn khối lượng để thanh toán nhưng các bị cáo không thu hồi số tiền tạm ứng 1,5 tỷ đồng là vi phạm Điều 9 Hợp đồng số 11 gây thiệt hại cho Ngân sách nhà nước số tiền này.
Từ việc không thu hồi được số tiền 5,5 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước còn bị thiệt hại tiền lãi suất của số tiền này là: tiền lãi của 3 tỷ đồng từ ngày 01/01/2011 đến ngày 03/8/2015 là 1.239.780.822 đồng; tiền lãi của 2,5 tỷ từ ngày 01/01/2012 đến ngày 03/8/2015 là 808.150.685 đồng.
Công ty Hiệp Phát và Công ty Phương Hậu đều không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để nhận 02 khoản tiền trên (02 tỷ và 5,5 tỷ đồng) nhưng từ khi chuyển tiền đến thời điểm hiện tại, không có tài liệu nào thể hiện các bị cáo tiến hành thu hồi, đòi trả về cho UBND huyện, trong khi UBND huyện có 07 văn bản liên tục (từ năm 2012 đến năm 2013) yêu cầu thu hồi đều không có kết quả. Từ hành vi làm trái chi tiền sai đối tượng, sử dụng sai mục đích, không đúng nội dung tạm ứng dẫn đến hậu quả gần 07 năm mới khắc phục được 5,5 tỷ đồng từ các nguồn khác nhau như: Quyết toán trụ sở huyện ủy – Ủy ban được 4.207.094.083 đồng, còn lại 1.292.905.917 đồng Ban QLDA kế nhiệm phải đi xin và luân chuyển từ các nguồn khác, còn đối tượng nhận tiền sai quy định là Công ty Phương Hậu – Công ty gia đình của bị cáo Nhân lại không trả.
(2) Cố ý làm trái chi sai số tiền 3.123.581.697 đồng tạm giữ, bảo hành công trình do Ban QLDA huyện Hòa Thành quản lý:
Từ 18/6/2006 đến 04/2/2012, các bị cáo Cao Sơn Nhân, Dương Thị Thu Hòa, Nguyễn Thiên Dân, Đỗ Tú Toàn lập 33 phiếu rút tiền mặt tổng cộng 4.043.633.000 đồng tiền tạm giữ bảo hành của 75 công trình xây dựng trên địa bàn huyện sau đó cho Lâm Tấn Dũng mượn 3.973.295.000 đồng không có chứng từ, thủ tục theo quy định (chưa có phiếu chi tiền mặt), trong khi ông Dũng không ký hợp đồng xây dựng với Ban QLDA và không được ủy quyền từ các đơn vị thi công để nhận tiền. Đến khi vụ án khởi tố, Lâm Tấn Dũng mới trả được 849.713.303 đồng, Ban ALDA vẫn chưa thu hồi 3.123.581.697 đồng, gây thiệt hại cho Ngân sách nhà nước 3.123.581.697 đồng.
Như vậy, hành vi nêu trên của các bị cáo là cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho Ngân sách số tiền 14.067.420.311 đồng, nhưng bản án phúc thẩm lại cho rằng hành vi trên của các bị cáo có dấu hiệu tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, việc thu hồi tiền tạm ứng ảnh hưởng đến việc điều tiết khoản chi ngân sách huyện cho hoạt động chung, khoản tiền 08 tỷ đồng tạm ứng để thi công các hạng mục công trình đã được thu hồi, không có thiệt hại số tiền trên. Ban quản lý dự án xác định số tiền tạm giữ bảo hành công trình đã được thanh toán cho đơn vị thi công, đơn vị thi công không có khiếu nại gì với Ban quản lý về số tiền bảo hành công trình chậm thanh toán; các hạng mục công trình vẫn đảm bảo chất lượng, đã đưa vào sử dụng, hậu quả thiệt hại không xảy ra, tính chất nguy hiểm của hành vi không còn nên áp dụng Điều 25 Bộ luật hình sự để miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, vi các bị cáo cố ý phạm tội vì lợi ích của công ty gia đình nhưng bản án phúc thẩm cho rằng các bị cáo phạm tội với lỗi vô ý để chuyển tội danh, hậu quả vật chất đã xảy ra và tội phạm đã hoàn thành, việc khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ chứ không phải thiệt hại chưa xảy ra như bản án phúc thẩm nhận định đề từ đó miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.
Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bào chữa cho bị can bị cáo trong các vụ án hình sự
- Tội cản trở giao thông đường bộ
- Rủ nhau phê ma túy bị tội gì ?
- Tội dùng nhục hình bị xử lý như thế nào?
- Con tôi trộm cắp được một cái túi xách có một sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, cùng một số tài sản khác có giá trị 1,8 triệu đồng, ngay sau đó bị bắt giữ. Con tôi bị xử lý về tội gì?
- Rủ bạn về nhà chơi ma túy